Thông tin thuốc trị bệnh nhiễm trùng Spiramycin và các lưu ý
Thuốc Spiramycin là thuốc được dùng theo toa của bác sĩ, thực chất đây là thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng ở da, đường hô hấp và bộ phận sinh dục. Vậy thuốc Spiramycin dùng như thế nào, có tác dụng phụ không và cần lưu ý những điều gì khi sử dụng? Tất cả những thắc mắc này từ người bệnh sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết sau đây.
TỔNG QUAN THÔNG TIN VỀ THUỐC SPIRAMYCIN
Spiramycin là thuốc gì?
Spiramycin có tên biệt dược là Bcovacine hay Doropycin. Đây là loại thuốc nằm trong nhóm thuốc kháng nấm, virus, chống nhiễm khuẩn và trị ký sinh trùng.
Thuốc Spiramycin hiện đang được bào chế dưới 3 dạng gồm:
- Viên nén uống
- Tiêm tĩnh mạch
- Thuốc đạn (để đặt trực tràng)
==> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng nấm Candida
==> Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng nấm Candida
Spiramycin là thuốc gì?
Tác dụng của Spiramycin là gì?
Thuốc Spiramycin hiện đang được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng như viêm xoang cấp, viêm họng, viêm phổi, bội nhiễm viêm phế quản cấp, nhiễm trùng miệng, nhiễm trùng da lành tính (như chốc lở, chốc loét), nhiễm trùng sinh dục, phòng ngừa viêm màng não,…
Bên cạnh đó, Spiramycin còn được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm ký sinh trùng có tên Toxoplasma cho đối tượng phụ nữ mang thai, bởi vì thuốc này có khả năng giảm nhiễm trùng cho thai nhi.
Tuy nhiên, nó không hiệu quả đối với những bệnh cúm, cảm lạnh, nhiễm những loại virus khác. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liệu trình điều trị thích hợp.
Chống chỉ định của Spiramycin và thận trọng
Đối với những người dị ứng với thành phần trong Spiramycin thì không nên dùng loại thuốc này.
Người bị bệnh viêm màng não cũng chống chỉ định với Spiramycin.
Thuốc có ảnh hưởng tới một số tình trạng sức khỏe như bệnh gan, bị tắc nghẽn ống mật, phụ nữ có thai, người cho con bú hoặc dự định sinh em bé.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Spiramycin
Thời điểm sử dụng thuốc Spiramycin tốt nhất là để bụng đói. Nó hoạt động hiệu quả khi có lượng không đổi ở trong máu. Do đó, bệnh nhân cần dùng thuốc đều đặn, tránh bỏ liều để giữ lượng này ổn định.
Người bệnh nên dùng thuốc theo thời gian và liều lượng đúng với chỉ định của bác sĩ. Kể cả khi các triệu chứng bệnh đã khỏi hẳn, bạn cũng không nên ngưng dùng thuốc bởi vì việc này có thể khiến tái nhiễm trùng trở lại.
Liều lượng sử dụng thuốc Spiramycin
Việc dùng thuốc Spiramycin với liều lượng bao nhiêu còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh lý ở mỗi người. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám cùng bác sĩ thì mới nhận được liệu trình phù hợp. Sau đây là liều lượng ở mức trung bình cho trường hợp phổ biến nhất.
Liều dùng với viên uống
- Dùng cho người lớn, thanh thiếu niên: Uống 1-2g mỗi lần, 2 lần/ngày hay 500mg - 1g và uống 3 lần/ngày. Nếu nhiễm trùng nặng thì nên dùng liều 2-2.5g uống 2 lần/ngày.
- Dùng cho trẻ nặng từ 20kg: Lượng thuốc dùng tùy thuộc theo trọng lượng cơ thể. Thông thường sẽ là 25mg/kg và uống 2 lần mỗi ngày hay 17mg/kg và uống 3 lần/ngày.
Liều dùng với thuốc tiêm
- Dùng cho người lớn, thanh thiếu niên: Tiêm chậm 500mg vào tĩnh mạch, cách 8 giờ dùng 1 lần. Nếu nhiễm trùng nặng thì nên tiêm từ từ 1g tiêm vào tĩnh mạch mỗi 8 giờ/ lần.
- Dùng cho trẻ em: Hỏi ý kiến bác sĩ và nhận chỉ định trước khi dùng.
Dùng thuốc Spiramycin đúng liệu trình
Liều dùng với thuốc đạn
- Dùng cho người lớn, trẻ em 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 viên thuốc đạn 750mg.
- Dùng cho trẻ dưới 12 tuổi: Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 viên thuốc đạn 500mg.
- Dùng cho trẻ sơ sinh: Lượng thuốc dùng tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể. Liều dùng cơ bản là 1 viên thuốc 250mg/5kg, mỗi ngày dùng 1 lần.
Ngoài ra, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu cũng khuyên bệnh nhân nên đi khám, kiểm tra và chẩn đoán bệnh để được bác sĩ hướng dẫn liệu trình dùng Spiramycin cụ thể. Bởi nếu dùng Spiramycin không đúng cách, thì khả năng phát sinh tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng là rất cao.
Phía trên là toàn bộ thông tin quan trọng nhất về thuốc Spiramycin nhưng nó chỉ để tham khảo và không thay thế cho hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu còn bất cứ thắc mắc khác, hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Đăng nhận xét