Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu không ngừng hướng đến nâng cao chất lượng điều trị và dịch vụ y tế, mang lại sự an toàn, tiện nghi, thoải mái, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Cây mộc hương Công dụng và chữa bệnh của cây

Mộc hương là gì? Công dụng chữa bệnh của cây mộc hương

Một trong những loại dược liệu quý nguồn gốc từ Vân Nam – Trung Quốc được dùng nhiều ở nước ta là mộc hương. Thảo dược này thường sử dụng cho các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, sình bụng, táo bón, viêm ruột cấp,… Để biết loại cây này là gì và công dụng chữa bệnh chi tiết của nó, bạn hãy đọc ngay những thông tin dưới đây.

TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU MỘC HƯƠNG

1. Mô tả chung

- Tên gọi: Cây mộc hương
- Tên khác: Ngũ mộc hương
- Tên gọi khoa học là: Saussurea lappa Clarke
- Thuộc họ: Cúc (với danh pháp khoa học là: Compositae)
- Nhóm: Thổ mộc hương (Hoàng Hoa Thái), Vân mộc hương (Quảng mộc hương), Xuyên mộc hương (Thiết Bản Mộc Hương),…
Tổng quan về dược liệu mộc hương
Tổng quan về dược liệu mộc hương

2. Thông tin đặc điểm sinh thái

 Giới thiệu về cây mộc hương
Đây là loại cây sống lâu năm, phần thân thảo hình trụ rỗng với chiều cao trung bình khoảng 1,5 đến 2m, màu nâu nhạc. Gốc có lá hình tròn với 3 cạnh, độ dài trung bình khoảng 12 – 30 cm, rộng 6 – 15ccm, phần cuống lá dài đến 20 – 30 cm. Hai mặt lá phủ lông nhưng tập trung nhiều hơn vào mặt dưới. Mép lá nguyên, hơi lượn sóng và có rìa.
Khi quan sát thấy càng lên trên phần lá càng nhỏ dần, mép lá có răng cưa và cuống ngắn lại. Ngọn lá gần như là không có cuống, nhiều khi còn ôm lấy thân cây.
Mộc hương có hoa nở vào các tháng 7 – 9, hình đầu và màu lam tím. Và quả hình thành trong tháng 8 – 10, kích thước quả nhỏ, cong và hơi dẹt, màu nâu nhạt.
Phần rễ mộc hương to, đường kính 5cm, bên ngoài màu nâu nhạt.
 Nơi phân bố
Như đã đề cập ở trên, cây mộc hương tập trung chủ yếu tại tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
 Bộ phận dùng, thu hái, cách chế biến, bảo quản
- Các bộ phận dùng: Rễ cây mộc hương.
- Thời gian thu hái: Mùa đông là thời gian thích hợp nhất.
- Cách sơ chế: Khi đào rễ lên, đem rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn và phơi khô.
- Cách bào chế:
Rễ ngâm nước rồi vớt lên. Sau đó ủ trên vải ướt cho nước ngấm vào, khi rễ mềm thái thành phiến, có thể dùng sống hay phơi khô. Bên cạnh đó bạn còn có thể trộn với bột mì và nước lên để dùng dần.
Một cách bào chế khác là đem rễ đã rửa sạch phơi khô trong bóng râm. Tiếp đến thái mỏng và tán bột để sử dụng dần.
- Cách bảo quản: Dược liệu mộc hương rất dễ bị ẩm mốc, vì vậy cần để nơi kín và thống thoáng. Tuyệt đối tránh môi trường nhiệt độ cao hay phơi nhiều vì sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng.

3. Thành phần hóa học

Trong mộc hương có nhiều thành phần như: Aplotaxene, Custunolide, b-Selinene, Costol, Costuslactone, Dihydrodehydrocostuslactone, Phellandrene, Betulin, a-Ionone, Saussurealactone, a Ionone, Costic acid, Camphene, Dehydrocostuslactone, a-Costene, Stigmasterol và Saussuine,…

4. Tác dụng dược lý của mộc hương

++ Dựa theo nghiên cứu hiện đại
Thì mộc hương có tác dụng chống co thắt ở cơ ruột, giảm nhu động ruột. Đồng thời kháng histamine và Acetylcholin, giãn cơ trơn, chống co thắt phế.
Hơn nữa, nó còn có tác dụng ức chế quá trình tụ cầu vàng hay liên cầu khuẩn.
++ Dựa theo y học cổ truyền
- Mộc hương có công dụng hành khí, kiện tỳ, chỉ thống, điều khí trệ và ngừa trệ (dựa theo Trung Dược Học).
- Điều chư khí, tán trệ khí, hòa vị khí, tả phế khí (dựa theo Trân Châu Nang).
- Điều hòa khí, kiện vị, giải hàn, chỉ thống (dựa theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Chỉ thống, ôn trung, hành khí, hòa vị (dựa theo Trung Dược Đại Từ Điển).
- Trị tà khí và trừ độc dịch (dựa theo Bản Kinh).
- Chỉ thống, hành khí, kiện vị (dựa theo Lâm Sàng Thường Dụng TD Thủ Sách).
- Tả lãnh khí ủng trệ khu vực ngực (dựa theo Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Tác dụng dược lý của mộc hương
Tác dụng dược lý của mộc hương

5. Tính vị của mộc hương

- Mộc hương có vị đắng, cay và tính ôn (theo Lâm Sàng Thường Dụng TD Thủ Sách, Trung Dược Đại Từ Điển, Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Mộc hương có vị cay đắng, không độc và tính nhiệt (dựa theo Thang Dịch Bản Thảo).
- Mộc hương có vị cay, tính ôn (dựa theo Bản Kinh).
- Mộc hương có vị đắng, chua, tính ấm (dựa theo Trung Dược Học).

6. Qui kinh của mộc hương

- Đại trường, Tỳ, Vị, Can (dựa theo Lâm Sàng Thường Dụng TD Thủ Sách).
- Can, Tỳ và Phế (dựa theo Đông Dược Học Thiết Yếu, Trung Dược Đại Từ Điển).
- Tỳ, Can (dựa theo Bản Thảo Cầu Chân).
- Vị, Đại trường, Đởm, Tỳ (dựa theo Trung Dược Học).

7. Hướng dẫn cách dùng và liều dùng

Mộc hương dùng theo cách sắc nước uống, tán bột, nấu với rượu,… Liều lượng sử dụng từ 2 – 12g mỗi ngày.

CÁC BÀI THUỐC VỚI DƯỢC LIỆU MỘC HƯƠNG

 Bài thuốc trị cấm khẩu, mắt nhắm như trúng phong, bất tỉnh:
Lấy mộc hương tán bột, hòa với nước của hạt bí đao để uống.
 Bài thuốc trị nội điếu và ruột đau thắt:
Lất mộc hương, mộc dược và nhũ hương nấu thành nước uống.
 Bài thuốc trị khi đau xóc:
Lấy 40g mộc hương và 40g tạo giáp đã nướng kỹ đem đi tán bột. Dùng dược liệu này trộn với bột hồ viên thành viên to như hạt ngô. Dùng mỗi lần 50 viên, uống cùng nước sôi.
 Bài thuốc trị lỵ:
Lấy 1 tấc mộc hương với 20g hoàn liên nấu với nước cho cạn. Lấy hoàng liên đem bỏ còn mộc hương thái mỏng rồi rang khô, tán thành bột. Chia bột ra thành 3 phần bằng nhau. Đem phần đầu uống cùng với nước sắc trần bì, phần 2 uống với nước sắc trần mễ và phần cuối uống cùng nước sắc cam thảo.
 Bài thuốc trị tai ù, điếc bỗng nhiên:
Lấy 40g mộc hương ngâm với giấm trong 1 đêm, cho vào ít dầu mè, đun sôi 3 lần. Sau đó lọc bỏ bã, dùng hỗn dịch để nhỏ vào tai mỗi lần 2 – 3 giọt.
 Bài thuốc trị tiểu đục:
Lấy mộc hương và mộc dược với tỉ lệ bằng nhau, tán bột vo viên to bằng hạt ngô. Uống với nước muối mỗi lần 30 viên.
 Bài thuốc trị bụng đau, đầy bụng do hàn thấp trở trệ:
Lấy đàn hương, mộc hương, cam thảo, bạch đậu khấu mỗi thứ 4g, hoắc hương 12g, đinh hương 2g, sa nhân 6g sắc uống.
 Bài thuốc trị táo bón, lỵ, bụng đầy, ruột viêm cấp, bụng đau do khí trệ:
Lấy ngô thù, mộc hương, mỗi thứ 4g, khiên ngưu, hương phụ, binh lang, mang tiêu, đại hàng mỗi thứ 12g, trần bì, thanh bì, nga truật, tam lăng, chỉ xác mỗi thứ 8g để sắc nước.
 Bài thuốc trị đầy hơi:
Lấy mộc hương tán bột, đầy hơi do nhiệt uống với sữa bò, đầy hơi do hàn uống với rượu.
 Bài thuốc trị đau thắt túi mật:
Sắc nước mộc hương để uống cho đến khi các triệu chứng bệnh dứt điểm.
 Bài thuốc trị sán khí:
Mang mộc hương 160g nấu cùng với nước, dùng 3 lần mỗi ngày.
 Bài thuốc trị lưng đau và khí trệ:
Lấy mộc hương, nhũ hương mỗi thứ 8g ngâm rượu. Rồi hấp vào nồi cơm để uống.
 Bài thuốc giúp trường phong hạ huyết:
Lấy mộc hương, hoàng liên bằng lượng nhau, tán bột. Cho bột vào ruột già heo và buộc chặt, nấu nhừ. Bệnh nhân chỉ ăn ruột heo và bỏ bã thuốc.
 Bài thuốc trị đau trong tai:
Lấy mộc hương tán bột, lấy củ hành nhúng mỡ ngan rồi chấm bột mộc hương nhét vào lỗ tai.
 Bài thuốc trị hôi nách:
Mộc hương ngâm giấm, sau đó tán bột dùng để xát vào nách.
Các bài thuốc với dược liệu mộc hương
Các bài thuốc với dược liệu mộc hương

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG DƯỢC LIỆU MỘC HƯƠNG

Mộc hương là dược liệu có vị cay, mùi thơm, tác dụng tiết khí, vì vậy không nên dùng quá dài ngày đối với người khỏe mạnh.
Dược liệu này cũng không dùng cho người Âm hư.
Người có chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo, không nên dùng mộc hương.
CHIA SẺ THÊM
Để sử dụng dược liệu mộc hương một cách hiệu quả, an toàn, đúng với bệnh lý. Bệnh nhân nên thực hiện khuyến cáo từ chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu như sau: nên đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán bệnh và chỉ sử dụng dược liệu mộc hương nếu được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn.
Thông tin trên đây về cây mộc hương chắc chắn đã mang đến cho bạn đọc nhiều điều hữu ích. 

Đăng nhận xét

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget