Thuốc Mucosta là thuốc gì?
Thuốc Mucosta là thuốc gì? Mucosta có tác dụng khắc phục tình trạng viêm loét và các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, nên được dùng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Để hiểu rõ hơn về thuốc cũng như sử dụng thuốc an toàn, người bệnh hãy cùng theo dõi những thông tin về thuốc, cách dùng và liều dùng… được chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THUỐC MUCOSTA
Thông tin cơ bản
♦ Tên biệt dược: Mucosta
♦ Tên hoạt chất: Rebamipide
♦ Nhóm thuốc: Thuộc nhóm thuốc kháng acid, chống loét và chống trào ngược
♦ Dạng thuốc: Bào chế dưới dạng viên nén
Cơ chế hoạt động của thuốc Mucosta
Dược lực của thuốc Mucosta
♦ Hoạt chất Rebamipide trong thuốc có tác dụng ức chế những tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở niêm mạc diễn ra nhanh hơn, hạn chế khả năng tái phát bệnh.
♦ Hoạt chất Rebamipide còn có tác dụng làm tăng hàm lượng prostaglandin E2 nội sinh – PGE2 có trong niêm mạc dạ dày. Từ đó bảo vệ dạ dày khỏi các tổn thương do ethanol, các axit hoặc bazơ mạnh.
♦ Hoạt chất Rebamipide còn có thể thúc đẩy hoạt động enzym để tổng hợp glycoprotein, từ đó làm tăng lượng chất nhầy trong dạ dày.
♦ Ngoài ra, hoạt chất còn làm tăng lưu lượng máu đã mất ở niêm mạc dạ dày khi bị tổn thương.
Mucosta được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày
Dược động học của thuốc Mucosta
♦ Qua nồng độ Rebamipide trong huyết tương, có thể nhận thấy Mucosta không còn tích lũy trong người sau khi uống thuốc khoảng 1,5 giờ.
♦ Sự hấp thu của thuốc được uống sau khi ăn sẽ chậm hơn trước khi ăn.
♦ Khoảng 10% liều dùng của Mucosta sẽ được bài tiết qua đường tiểu.
♦ 98,4% – 98,6% thuốc được gắn kết với protein trong huyết tương
Công dụng của thuốc Mucosta
Thuốc mang lại những công dụng như:
♦ Bảo vệ các tế bào trên niêm mạc dạ dày, chống lại các tổn thương xuất hiện trên niêm mạc này.
♦ Tăng lượng chất nhầy bên trong dạ dày, kích thích và tăng cường lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày.
♦ Ngoài ra, cũng có thể sử dụng Mucosta để điều trị viêm loét dạ dày.
Chống chỉ định với thuốc Mucosta
Thuốc Mucosta được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh không nên sử dụng thuốc hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ:
♦ Chống chỉ định với những trường hợp mẫn cảm bởi các thành phần của thuốc.
♦ Ngưng sử dụng thuốc khi thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.
♦ Người lớn tuổi nên cẩn trọng khi dùng thuốc Mucosta.
♦ Hiện thuốc vẫn chưa được sử dụng cho trẻ em.
CÁCH DÙNG – LIỀU DÙNG – BẢO QUẢN THUỐC MUCOSTA
Cách sử dụng thuốc Mucosta
♦ Thuốc Mucosta được bào chế dưới dạng viên nén nên uống nguyên viên.
♦ Không nên nghiền nhuyễn, bẻ nhỏ hay nhai thuốc khi uống vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc.
♦ Nên uống thuốc với nước lọc để thuốc không bị mất tác dụng.
♦ Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, nếu có thắc mắc nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Liều dùng của thuốc Mucosta
Thuốc thường được sử dụng cho người lớn, nếu muốn sử dụng cho trẻ em thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Dưới đây là liều lượng tham khảo dành cho người trưởng thành:
♦ Trường hợp bị viêm loét dạ dày: Nên uống 3 lần/ ngày; 1 viên/ lần; uống vào mỗi buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ.
♦ Trường hợp bị tổn thương niêm mạc dạ dày: Như xuất huyết, đỏ, phù… uống 3 lần/ ngày, 1 viên/ lần.
Bảo quản thuốc Mucosta
♦ Nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25ºC và tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
♦ Bảo quản ở nơi khô thoáng và để xa tầm tay của trẻ em.
♦ Khi nhận thấy thuốc có dấu hiệu bất thường như: đổi màu, xuất hiện nấm mốc… thì không nên sử dụng vì có thể thuốc đã hỏng.
NHỮNG ĐIỀU CẦN THẬN TRONG KHI SỬ DỤNG THUỐC MUCOSTA
Khuyến cáo khi dùng thuốc Mucosta
♦ Trước khi sử dụng thuốc hãy thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng của bản thân. Nếu đang điều trị bằng một loại thuốc khác nên mang theo để bác sĩ kiểm tra.
♦ Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu xuất hiện bất kì biểu hiện bất thường nào, hãy ngưng sử dụng thuốc ngay và hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách xử lý.
♦ Người cao tuổi, trẻ em hay phụ nữ mang thai muốn dùng thuốc thì nên cân nhắc cẩn thận, đồng thời nghe theo những khuyến cáo từ bác sĩ.
♦ Gây ảnh hưởng khi lái xe hoặc sử dụng máy móc. Cụ thể thuốc có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, chóng mắt. Vì vậy người bệnh nên thận trọng khi điều khiển xe hoặc vận hành máy móc nếu có sử dụng thuốc Mucosta.
Tác dụng phụ của thuốc Mucosta
Những phản ứng phụ thông thường khi sử dụng thuốc Mucosta là: phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp có thể xuất hiện các tác dụng phụ nguy hiểm như:
♦ Giảm huyết áp kèm theo hiện tượng toát mồ hôi hột và suy hô hấp.
♦ Sưng quanh vùng mắt và miệng
♦ Có biểu hiện đau họng, sốt, biếng ăn, vàng da
♦ Chảy máu ở mũi, nướu răng và nguy hiểm hơn là chảy máu dưới da.
♦ Nếu xuất hiện bất kì triệu chứng nào kể trên hoặc những biểu hiện lạ khác thì người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.
Xử lý khi dùng thuốc Mucosta thiếu liều hoặc quá liều
Nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả điều trị cao. Nếu uống thuốc thiếu liều hay quá liều thì có thể xử lý như sau:
♦ Thiếu liều: Nếu bỏ lỡ 1 lần thuốc thì hãy uống ngay khi nhớ ra. Nếu khoản thời gian giữa 2 lần uống quá gần nhau thì nên bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo. Không uống 2 liều/lần để bù vào liều đã thiếu.
♦ Quá liều: Nếu uống nhầm 2 liều/ lần thì hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ xử lý càng sớm càng tốt.
Lời khuyên
Theo chia sẻ của các bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, để đạt được hiệu quả điều trị cao người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc. Ngoài ra, trước khi sử dụng nên tìm hiểu kỹ về: thành phần, công dụng, cách dùng và liều lượng của thuốc để tránh nhầm lẫn và gây ra những rủi ro không mong muốn.
Trên đây là những thông tin tham khảo về thuốc Mucosta cũng như công dụng, cách dùng và liều lượng của thuốc.
Đăng nhận xét