Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu không ngừng hướng đến nâng cao chất lượng điều trị và dịch vụ y tế, mang lại sự an toàn, tiện nghi, thoải mái, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Được đánh giá là một trong những cơ sở y tế tư nhân hàng đầu TPHCM, với mục tiêu đem đến cho người bệnh địa chỉ y tế đa khoa đáng tin cậy, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu đã ra đời. Kể từ khi được thành lập đến nay, phòng khám luôn nhận được sự ưu ái chọn lựa của nhiều bệnh nhân, và được các chuyên gia y tế đánh giá rất cao.
Là một trong những trung tâm y tế đa khoa, Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thực hiện khám và điều trị nhiều hạng mục bệnh lý khác nhau. Cụ thể, phòng khám hiện đang thực hiện khám chữa những nhiều lĩnh vực
Thuốc Kavasdin trị tăng huyết áp, đau co thắt ngực
Thuốc Kavasdin điều trị bệnh tăng huyết áp
Thuốc kavasdin không quá xa lạ bởi nó thường xuyên có trong đơn thuốc điều trị đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp do bác sĩ kê. Tuy nhiên, việc tìm hiểu kỹ lưỡng về thành phần, công dụng cũng như liều dùng… sẽ giúp người bệnh yên tâm sử dụng an toàn, hiệu quả. Tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.
THÔNG TIN VỀ THUỐC KAVASDIN
Thuốc kavasdin được sản xuất bởi công ty Khapharco (Việt Nam). Đây là loại thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp và có tác dụng điều trị dự phòng bệnh đau co thắt ngực.
**Thông tin chung về thuốc
+ Tên biệt dược: Kavasdin (Kavasdin 5, Kavasdin 10)
+ Hoạt chất: Amlodipin kavasdin 5mg sẽ chứa hàm lượng 5mg Amlodipin besylat kết hợp với các tá dược vừa đủ 1 viên.
+ Thành phần: Một viên
+ Nhóm thuốc: Điều trị tim mạch
+ Chỉ định điều trị: Tăng huyết áp, dự phòng chứng đau thắt ngực
+ Bào chế: Dạng viên nén (sử dụng bằng đường uống)
+ Đóng gói: 100 viên/hộp – 10 vỉ x 10 viên
+ Giá bán: 80.000 – 100.000 đồng/hộp
TÁC DỤNG CHÍNH CỦA THUỐC KAVASDIN
Thành phần chính trong mỗi viên nén Kavasdin chính là hoạt chất Amlodipin. Đây là loại hóa dược có tính năng kháng lại các ion canxi. Ngăn cản dòng ion canxi đi vào cơ trơn và cơ tim. Tăng lưu thông máu, từ đó giúp cung cấp oxy cho cơ tim, giảm các triệu chứng đau co thắt ngực và bảo vệ hệ tim mạch. Phòng ngừa các biến chứng đột ngột do tăng huyết áp gây ra như: thở dốc, suy tim, đột quỵ…
Bên cạnh đó, Amlodipin có trong thuốc cũng có tác dụng làm giảm đau thắt ngực bởi hoạt chất tác động nhanh, làm giảm các tiểu động mạch ngoại biên, động mạch vành và giảm được hậu gánh, nhu cầu về oxy và năng lượng cung cấp cho tim cũng được giảm xuống… nhờ đó sẽ giảm được các cơn đau thắt xảy ra ở vùng ngực.
Đáng chú ý, do Amlodipin không có tác động xấu đến chuyển hóa lipit và glucose nên cũng được áp dụng trong hạ huyết áp ở bệnh nhân bị tiểu đường, gout
THUỐC KAVASDIN: CHỈ ĐỊNH & CÁC CHỐNG CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ
➤ Chỉ định điều trị
Là loại thuốc phổ biến thuộc nhóm tim mạch. Cụ thể là nhóm hạ huyết áp, Kavasdin được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
+ Làm hạ và ổn định huyết áp ở những người bị cao huyết áp
+ Điều trị tăng huyết áp. (kể cả bệnh nhân bị biến chứng chuyển hóa do bệnh đái tháo đường, bệnh gout)
+ Điều trị dự phòng đau thắt ngực hoặc các bệnh liên quan đến động mạch vành. (không được dùng thuốc khi có triệu chứng đau co thắt ngực đã xuất hiện)
➤ Chống chỉ định
Khuyến cáo từ các chuyên gia y tế. Thuốc Kavasdin không được áp dụng điều trị cho những trường hợp sau:
+ Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẩn cảm với hoạt chất Amlodipin và bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
+ Bệnh nhân bị mẫn cảm với hoạt chất dihydropyridin
+ Bệnh nhân bị suy tim, suy thận đang điều trị hoặc điều trị chưa ổn định.
HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG
Việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều là cách tốt nhất để thuốc phát huy hiệu quả. Đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe.
➤ Cách dùng thuốc Kavasdin an toàn
Thuốc kavasdin được bào chế dưới dạng viên nén. Rất thuận tiện cho việc sử dụng, mang theo bên mình khi ra ngoài.
Việc sử dụng thuốc khá đơn giản, người bệnh uống trực tiếp với ly nước đầy. Dùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội; không dùng chung với nước có gas, bia, rượu, sữa, nước trái cây…
Người bệnh nên uống nguyên viên thuốc, không được bẻ thuốc, nhai hoặc nghiền thuốc nhỏ ra uống. (nếu không có sự chỉ dẫn và cho phép từ bác sĩ)
➤ Liều dùng thuốc Kavasdinan toàn
Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều dùng, bởi với mỗi trường hợp dựa vào bệnh tình, mục đích điều trị hay dự phòng, độ tuổi, cơ địa… sẽ được chỉ định điều trị khác nhau.
Liều dùng tham khảo thông thường sẽ là:1 viên/lần uống; mỗi ngày 1 lần và thời gian điều trị liên tục trong 4 tuần.
Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn. Bệnh nhân nên liên hệ lại với bác sĩ để điều chỉnh liều dùng hoặc có biện pháp điều trị thay thế.
➤ Cách bảo quản thuốc Kavasdin
Trong quá trình sử dụng thuốc, việc bảo quản thuốc đúng cách để đảm bảo chất lượng là rất quan trọng; bởi nếu thuốc bị biến chất, thuốc hư hỏng… sẽ mất đi tác dụng hoặc phát sinh các vấn đề rủi ro.
Người bệnh cần chú ý đến việc bảo quản thuốc như sau:
– Nên để thuốc ở những nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ phòng (<30 độ); tránh để ở nơi ẩm ướt như phòng tắm.
– Để thuốc trong vỉ khi dùng mới mở ra và uống ngay; và tốt nhất nên bảo quản ở hộp kín, tránh tình trạng thuốc bị ẩm, mốc, nhiễm khuẩn…
– Để thuốc Kavasdin tránh xa tầm tay của trẻ em và các thú nuôi trong gia đình
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc phải lưu ý thời hạn sử dụng được in trên bao bì. Tuyệt đối không uống thuốc đã quá thời gian cho phép sử dụng hoặc có dấu hiệu bị ẩm, mốc, biến chất, đổi màu, hôi… sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, ngộ độc thuốc.
MỘT SỐ TÁC DỤNG VÀ TƯƠNG TÁC THUỐC CẦN LƯU Ý
Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân khi có nhu cầu sử dụng thuốc cần tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm các tác dụng phụ có thể xảy ra, các tương tác thuốc để tránh vô tình sử dụng chung, gây tác hại nguy hiểm
➤ Cảnh giác với các tác dụng phụthuốc Kavasdin
Trong quá trình sử dụng thuốc Kavasdin người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:
+ Biểu hiện đau nhức: đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp
+ Phản ứng trên da: Đỏ bừng mặt, phát ban, ngứa ngoài da, nổi mề đay…
+ Biểu hiện ở tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn mửa,
+ Ngoài ra, người bệnh còn bị mệt mỏi, chóng mặt, phù chân, khó thở, hạ đường huyết, suy nhược cơ thể, nóng ran, chuột rút, đãng trí, lú lẫn…
**Lưu ý: Trên đây là một số tác dụng phụ thường gặp (không liệt kê đầy đủ). Và ở mỗi người do cơ địa phản ứng cơ thể cũng có sự khác nhau. Do đó, nếu khi uống thuốc thấy bất kì dấu hiệu nào khác thường, hãy liên lạc với chuyên gia y tế để được xử lý, khắc phục kịp thời.
➤ Thận trọng khi dùng thuốc Kavasdin
Với những trường hợp thuộc dạnh sách sau, cần thận trọng khi sử dụng Kavasdin: Bệnh nhân bị suy tim (sau nhồi máu cơ tim), suy giảm chức năng gan, hẹp động mạch chủ, người lớn tuổi cần chú ý liều dùng…
Đặc biệt cẩn trọng:
Không được sử dụng cho trẻ nhỏ
Phụ nữ đang mang thai (nhất là ở 3 tháng đầu) việc dùng thuốc có thể gây dị tật thai nhi
Người lái xe, vận hành máu móc cần cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc bởi Kavasdin có thể gây chóng mặt, hoa mắt, phản xạ kém, nhức đầu…
➤ Tương tác thuốc Kavasdin
Theo nghiên cứu thuốc Kavasdin có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc như:
➧ Thuốc Lithi
➧ Thuốc gây mê
➧ Thuốc kháng viêm (không chứa steroid)
➧Một số thuốc có liên kết cao với protein
Việc sử dụng chung các loại thuốc này với Kavasdin dễ dẫn đến ngộc độc thuốc (tiêu chảy, buồn nôn, nôn); hạ huyết áp; giảm hoặc mất tác dụng của thuốc,…
➤ Hướng dẫn xử lý khi dùng thuốc quá liều
Việc bỏ liều hay sử dụng thuốc quá liều đều gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, làm chậm quá trình điều trị, đôi khi còn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
+ Nếu thiếu liều, khi nhớ ra hãy uống bù ngay sau đó. Nếu gần tới liều dùng tiếp theo, hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục điều trị theo chỉ định bác sĩ
+ Nếu uống quá liều, người bệnh có thể gặp các triệu chứng phức tạp: mệt mỏi, hạ huyết áp toàn thân… hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, xử lý kịp thời. Thông thường bác sĩ sẽ tiêm canxi gluconat vào tĩnh mạch.
Với những thông tin về thuốc Kavasdin nêu trên, hi vọng người bệnh sẽ có kiến thức để dùng thuốc khoa học và hiệu quả. Chúng tôi vẫn khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khám/ điều trị trực tiếp trước khi sử dụng.
Đăng nhận xét