Thuốc Cefpodoxime là thuốc gì? Hướng dẫn sử dụng và những lưu ý
Một trong những loại thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng được gây ra bởi vi khuẩn là Thuốc Cefpodoxime. Thuốc được chỉ định cho những bệnh: viêm họng, viêm tai giữa cấp, viêm amidan,… Để hiểu rõ thuốc Cefpodoxime là gì, công dụng, hướng dẫn cách dùng cũng như các lưu ý cần biết, bạn cần tham khảo những thông tin cơ bản dưới đây.
GIỚI THIỆU VỀ THUỐC CEFPODOXIME
1. Cefpodoxime là thuốc gì?
- Thuốc có tên hoạt chất là Cefpodoxime.
- Thuốc biệt dược mới: Cefpodoxim 100 mg, Cefpodoxim 200 mg, Cadicefpro 100, Cefprobiotic 200 và Cefprobiotic 100,…
- Thương hiệu thuốc: Cefpobiotic, Sanfetil, Cefpodoxime-MKP, Orelox, Tohan, Daedox, Cefoact, Taxetil, Akpod, Zenodem, Cefadox, Rovanten, Banan, Cefdoxime.
- Nhóm thuốc: Chống nhiễm khuẩn, thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim, viên nén, viên nén phân tán, viên nang cứng, hỗn dịch uống, …
2. Tác dụng của thuốc Cefpodoxime
Đây là thuốc kháng sinh thế hệ thứ 3, nằm trong phân nhóm cephalosporin. Được dùng theo đơn điều trị trong quá trình điều trị các bệnh nhiễm khuẩn dựa trên cơ chế ngăn chặn, ức chế vi khuẩn phát triển. Những vi khuẩn gram âm rất nhạy cảm với cephalosporin gồm:
Chủng sinh beta – lactamase, không sinh beta – lactamase thuộc H. ìnluenzae
Moraxella catarrhalis
Neisseria
Meningitidis
E. Coli
Neisseria gonorrhoea
Klebsiella pneumoniae
H. para – influenzae
Providencia rettgeri
Citrobacter diversus
Ngoài ra, Cefpodoxime còn được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý khác, cụ thể:
- Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, bao gồm viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa cấp.
- Bệnh nhiễm khuẩn da, cấu trúc da hay nhiễm khuẩn tại đường tiểu nhưng chưa xuất hiện biến chứng.
- Các bệnh viêm phổi cấp tính cộng đồng, nhiễm lậu cầu cấp chưa xuất hiện biến chứng.
Bên cạnh các bệnh được kể đến ở trên, thuốc Cefpodoxime còn sử dụng trong chữa trị các bệnh lý khác. Đặc biệt, nó không được chỉ định trong điều trị các bệnh do nhiễm vi rút, nhất là cảm lạnh thông thường, cúm,…
3. Cách dùng thuốc Cefpodoxime
++ Thời điểm uống thuốc:
Cách 12 tiếng uống thuốc 1 lần hay uống theo hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Trường hợp dùng thuốc ở dạng viên, nên dùng kèm với thức ăn để nhằm tăng thêm khả năng hấp thu thuốc. Còn nếu dùng thuốc dạng hỗn dịch uống, bạn có thể dùng cùng với đồ ăn hoặc không đều được.
Trước khi uống Cefpodoxime, bệnh nhân nên lắc đều. Phụ thuộc vào từng đối tượng, mức độ bệnh lý khác nhau mà dược sĩ/ bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng phù hợp. Tuy nhiên, để thuốc phát huy tác dụng tốt, hãy dùng trong khoảng thời gian cách đều nhau. Do đó, hãy lập nên khoảng thời gian uống thuốc cố định nào đó trong ngày. Đây là cách giúp bạn không bị bỏ quên liều và duy trì sự ổn định của lượng thuốc trong cơ thể, từ đó rút ngắn thời gian điều trị.
++ Cách uống thuốc tốt nhất:
Trong quá trình điều trị với Cefpodoxime, nếu thấy các triệu chứng thuyên giảm hoặc biến mất, bạn vẫn nên duy trì việc dùng thuốc theo đúng liều lượng quy định. Vì nếu ngừng dùng thuốc quá sớm có thể làm cho triệu chứng bệnh tái phát lại. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, còn khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, tăng khả năng kháng sinh của các mầm bệnh, gây ra khó khăn cho quá trình điều trị về sau.
++ Về liều lượng dùng thuốc:
- Dùng cho bệnh viêm mũi cấp tính
+ Đối với người lớn: Nên dùng 200 mg Cefpodoxime, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ và sử dụng liên tục suốt 10 ngày.
+ Dùng cho trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Đối tượng này không được dùng bởi chưa có nghiên cứu chứng minh thuốc Cefpodoxime an toàn cho trẻ sơ sinh.
+ Dùng cho trẻ từ 2 tháng – 12 tuổi: Mỗi lần uống 5 mg/ kg, cách nhau 12h 1 lần. Liều lượng dùng thuốc cho trẻ khoảng 10 ngày nhưng không được vượt quá 200 mg.
+ Dùng cho trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 200 mg cách nhau 12h. Để đạt kết quả như mong muốn, bố mẹ nên cho bé dùng liên tục trong 10 ngày.
- Dùng cho bệnh viêm họng, viêm amidan
+ Dùng cho người lớn: Cách 12 giờ uống 1 lần, mỗi lần uống 100 mg. Phụ thuộc vào mức độ bệnh, bạn sẽ được kê đơn dùng Cefpodoxime trong 5 – 10 ngày.
+ Dùng cho trẻ em sơ sinh dưới 2 tháng tuổi: Không được dùng cho độ tuổi này bởi tính hiệu quả, độ an toàn vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy, tốt hơn hết, bố mẹ không nên dùng Cefpodoxime cho bé.
+ Dùng cho trẻ 2 tháng tới 12 tuổi: Dùng 5 mg/kg mỗi lần uống và cách nhau 12 giờ. Chỉ nên dùng trong khoảng thời gian từ 5 – 10 ngày, liều dùng tối đa không quá 100 mg trong 1 ngày.
+ Dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng liều lượng tương tự với người lớn. Cách 12 giờ dùng thuốc 1 lần với hàm lượng 100 mg và chỉ uống 5 – 10 ngày.
- Dùng cho bệnh nhiễm trùng da và cấu trúc da
Dùng cho người lớn với liều lượng là 400 mg mỗi lần uống và uống mỗi 12 giờ 1 lần. Bác sĩ sẽ kê đơn điều trị từ 7 – 14 ngày.
- Dùng cho bệnh lậu
Trường hợp bệnh nhân nam và nữ bị bệnh lậu chưa có biến chứng, hoặc nhiễm lậu cầu trực tràng đối với phụ nữ, thì uống Cefpodoxime mỗi ngày 1 lần với hàm lượng 200 mg/ 1 lần uống.
Đối với trường hợp bị bệnh lậu không biến chứng ở đường tiết niệu thì dùng cách 12 giờ 1 lần với 100 mg và điều trị từ 7 – 14 ngày.
- Dùng cho bệnh viêm tai giữa cấp tính
+ Dùng cho trẻ em 2 tháng – 12 tuổi: Mỗi 12 giờ sử dụng 1 lần với liều dùng 5 mg/ kg. Thông thường, liều dùng kéo dài trong 5 ngày, hàm lượng thuốc uống mỗi ngày không được vượt quá quá 200 mg.
+ Dùng cho trẻ trên 12 tuổi: Dùng liên tục trong 5 ngày, lần uống 200 mg, mỗi lần uống cách 12 giờ.
- Vấn đề cần lưu ý:
Đối với bệnh nhân suy thận do nguyên nhân độ thanh thải creatinin ở mức dưới 30 ml/ phút, liều dùng Cefpodoxime có thể được thay đổi. Vì vậy, nếu bạn đang mắc bệnh suy thận, thì hãy thông báo đến bác sĩ trước khi dùng thuốc để được điều chỉnh cho phù hợp.
TÁC DỤNG PHỤ CỦA CEFPODOXIME VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
1. Thuốc Cefpodoxime có tác dụng phụ không?
Cefpodoxime có khả năng gây ra những tác dụng phụ cho người bệnh, trong đó có một số biểu hiện thường gặp như: đau lưng, đầy hơi, đau bụng, táo bón, nước tiểu sẫm màu, tiêu chảy, nhức mỏi cơ thể, có cảm giác ớn lạnh, ho, khó thở, sốt, xuất hiện triệu chứng cúm, ăn không ngon, phát ban, tăng cân nhanh, co giật, vàng da, da xanh xao, suy nhược, đau thắt ngực, cứng hoặc co cơ, hô hấp khó khăn, ngứa hoặc tiết dịch âm đạo, chóng mặt, viêm họng.
2. Những vấn đề cần lưu ý trước khi sử dụng Cefpodoxime
Thuốc Cefpodoxime có thể gây ra tương tác đối với các loại thuốc, từ đó làm tăng nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân hãy thông báo đến bác sĩ về những loại thuốc bản thân đang dùng, gồm kháng sinh, thực phẩm chức năng, thuốc không kê đơn hoặc kê đơn, thảo dược, vitamin,…
Đối với trường hợp bị viêm đường ruột hay bệnh thận cũng cần báo với bác sĩ để họ cân chỉnh liều lượng dùng thuốc thích hợp. Bên cạnh đó, những đối tượng là mẹ bầu, mẹ đang cho con bú hoặc có ý định mang thai, thì nên thông báo tới bác sĩ về vấn đề này trước khi dùng thuốc.
Bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần nào có trong thuốc Cefpodoxime cũng nên cho bác sĩ biết. Điều quan trọng nhất là hãy cho dược sĩ, bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị dị ứng với các loại thuốc được kể đến sau đây:
Cefprozil (Cefzil)
Cefmetazole (Zefazone)
Cephapirin (Cefadyl)
Cefepime (Maxipime)
Loracarbef (Lorabid)
Penicillin
Cefdinir (Omnicef)
Cefixime (Suprax)
Cefamandole (Mandol)
Cephradine (Velosef)
Ceftazidime
Cefonicid (Monocid)
Ceftizoxime (Cefizox)
Cefazolin (Ancef, Kefzol)
Cefuroxime (Zinacef, Ceftin và Kefurox)
Ceftibuten (Cedax)
Cefditoren (Spectracef)
Cefadroxil (Duricef)
Cefotaxime (Claforan)
Ceftriaxone (Rocephin)
Cephalexin (Keflex)
>> CHIA SẺ THÊM TỪ CHUYÊN GIA:
Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng thuốc Cefpodoxime tại nhà nếu không biết rõ về bệnh lý cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Bởi vì việc này có thể dẫn đến điều trị sai cách, gây nên nhiều phản ứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu luôn khuyến cáo người bệnh trước khi dùng Cefpodoxime đều cần phải thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng. Từ đó chẩn đoán bệnh chính xác và có phác đồ điều trị hợp lý từ bác sĩ chuyên khoa.
Mong rằng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thuốc điều trị Cefpodoxime.
Đăng nhận xét