Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu không ngừng hướng đến nâng cao chất lượng điều trị và dịch vụ y tế, mang lại sự an toàn, tiện nghi, thoải mái, rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, tiết kiệm thời gian và chi phí.

tháng 7 2020

Những điều cần biết về thuốc chống nấm Ketoconazole

Kem bôi kháng nấm Ketoconazole là thuốc chứa thành phần chính Ketoconazole bào chế dạng kem. Thuốc dùng ngoài da cho các trường hợp bị bệnh có liên quan tới vi nấm. Tuy nhiên, để sử dụng sản phẩm này an toàn và hiệu quả, người bệnh cần phải biết một số thông tin quan trọng được nhắc đến trong bài viết sau đây.

TÌM HIỂU VỀ KETOCONAZOLE CREAM

Thuốc Ketoconazole là gì?

Thuốc có tên gốc là Ketoconazole cùng tên biệt dược là Nizoral. Đây là một trong những loại thuốc trong nhóm diệt nấm và ký sinh trùng. Thuốc được bào chế ở dạng kem bôi da trị bệnh liên quan đến vi nấm.
Tìm hiểu về Ketoconazole Cream
Tìm hiểu về Ketoconazole Cream

Công dụng của Ketoconazole

Kem bôi trị nấm Ketoconazole được chỉ định dùng cho những trường hợp cụ thể sau đây:
- Nhiễm trùng ngoài da mức độ nhẹ
- Nước ăn chân, ăn tay
- Hỗ trợ cải thiện các vấn đề nấm bên ngoài da như lang ben, hắc lào
- Trị nấm bàn chân và kỹ tay chân
- Điều trị giun móc, tróc vảy, khô da
Ngoài ra, Ketoconazole còn được chỉ định sử dụng cho nhiều trường hợp khác không được liệt kê trong bài viết này. Bệnh nhân hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có được thông tin chi tiết, đáng tin cậy nhất.

Chống chỉ định & thận trọng khi dùng Ketoconazole

Nếu rơi vào những trường hợp sau đây, bệnh nhân cần phải chú ý khi dùng thuốc Ketoconazole:
- Có tiền sử dị ứng thành phần Ketoconazole, tuyệt đối không được dùng thuốc.
- Những đối tượng bao gồm người cao tuổi, phụ nữ trong thai kỳ, người cho con bú, trẻ nhỏ cần phải thận trọng khi dùng.
- Người đang điều trị bằng những loại thuốc khác cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Cẩn thận khi đang gặp các vấn đề viêm nhiễm ngoài da khác.
Đối với trường hợp nằm trong nhóm được kể đến ở trên, hãy thông báo tới bác sĩ để được cân nhắc nguy cơ trước khi dùng thuốc Ketoconazole nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe. Mặc dù chưa có ghi nhận về sự ảnh hưởng của thuốc với người trong thai kỳ hay cho con bú, nhưng bạn cũng cần hết sức cẩn trọng.

Hướng dẫn sử dụng Ketoconazole Cream

++ Dùng điều trị tại móng
- Ngày dùng 2 lần và kéo dài trong khoảng thời gian 1 tuần.
- Có một vài trường hợp có thể dùng theo liều lượng chỉ định từ bác sĩ.
++ Điều trị nhiễm trùng
- Tùy từng mức độ nhiễm trùng khác nhau mà sẽ có liều dùng Ketoconazole phù hợp. Đối với bệnh này, thời gian điều trị có thể kéo dài 4 tuần.
- Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ theo từng mức độ nhiễm trùng để đạt kết quả tốt.
++ Dùng cho đối tượng mang thai, trẻ em, người lớn tuổi
- Cần dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho các đối tượng này.
Hướng dẫn sử dụng Ketoconazole Cream
Hướng dẫn sử dụng Ketoconazole Cream

Cách bảo quản kem bôi Ketoconazole

- Ketoconazole là dạng thuốc kem bôi da cần được bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo.
- Tránh để thuốc ở gần nguồn nhiệt, nơi có ánh sáng trực tiếp, ẩm thấp.
- Không để thuốc nơi tầm với của trẻ nhỏ.
- Trước khi dùng thuốc cần xem kỹ hướng dẫn, không dùng thuốc quá hạn hoặc biến chất, đổi màu, đổi mùi,… mà hãy xử lý theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.

CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý VỀ THUỐC KETOCONAZOLE

Ketoconazole có tác dụng phụ không?

Ketoconazole cũng như một số loại thuốc điều trị khác, khi sử dụng có thể dẫn đến những tác dụng phụ:
 Kích ứng, ngứa ngáy ngoài da
 Xuất hiện tình trạng khô da, nhờn trong quá trình điều trị
 Bị rụng tóc nhẹ ở một số bệnh nhân
 Tác dụng phụ khác: ửng đỏ, sưng đau,… tại vùng dùng thuốc Ketoconazole Cream
Ngoài những phản ứng phụ trên, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác khi dùng Ketoconazole. Nếu thấy bất cứ hiện tượng lạ nào thì hãy ngừng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ. Những trường hợp nặng cần phải đến bệnh viện để điều trị nhằm ngăn chặn tình huống xấu có thể xảy ra.

Các tương tác xảy ra với Ketoconazole

Kem bôi chống nấm Ketoconazole là loại thuốc có khả năng tương tác cùng nhiều thuốc điều trị khác nhau. Và việc tương tác này sẽ làm mất hiệu quả của thuốc và thay đổi cơ chế hoạt động, tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Vì vậy, trước khi dùng kem Ketoconazole, bệnh nhân hãy báo cho bác sĩ những loại thuốc đang dùng để có phác đồ điều trị an toàn nhất.
Lưu ý khi dùng Ketoconazole với thuốc khác
Lưu ý khi dùng Ketoconazole với thuốc khác
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÊM
Các thông tin về thuốc Ketoconazole chỉ có tính chất tham khảo, hoàn toàn không thể thay thế được lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy, chuyên gia Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bạn trước khi dùng thuốc, hãy đến địa chỉ y tế để được thăm khám, chẩn đoán và nhận liệu trình chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Trên đây là những thông tin xoay quanh thuốc chống nấm Ketoconazole Cream, hy vọng đã giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích.

Thuốc Itopride chữa bệnh gì? Những điều cần lưu ý khi dùng

Thông thường, để điều trị các bệnh về dạ dày, tăng cường chuyển động và co bóp của dạ dày để tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Itopride. Vậy đây là loại thuốc dùng cho những bệnh lý nào, có chữa được các chứng bệnh tiêu hóa khác không và cần lưu ý gì khi sử dụng. Hãy cùng tìm hiểu về Itopride qua bài viết sau đây.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ THUỐC ITOPRIDE

Giới thiệu thuốc Itopride

Thuốc Itopride có tên gọi khác là Itopride Hydrochlorid, nằm trong nhóm thuốc đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được sản xuất bởi Công ty CP dược phẩm SaVi của Việt Nam.
Thuốc chứa thành phần chính là Itopride là Itoprod HCl, với hàm lượng 50 mg. Hoạt chất này tác dụng lên những thụ thể Dopamine kích thích giải phóng ra Acetylchline và ức chế thoái hóa Acetylchline. Từ đó mang lại hiệu quả cải thiện nhu động đường tiêu hóa, tăng nhanh thời gian làm rỗng dạ dày.
Itoprod HCl thường được dùng cho các loại thuốc giúp cải thiện bệnh viêm dạ dày mãn tính, bệnh lý dạ dày, đau bụng trên cùng nhiều chứng bệnh tiêu hóa khác.
Giới thiệu thuốc Itopride
Giới thiệu thuốc Itopride

Chỉ định & chống chỉ định của Itopride

++ Chỉ định của thuốc:
- Chán ăn, ợ nóng
- Khó chịu ở dạ dày như đầy bụng, rối loạn chức năng tiêu hóa, khó tiêu
- Buồn nôn, nôn ói
- Trào ngược dạ dày thực quản
++ Chống chỉ định:
- Thuốc Itopride không dùng cho người dị ứng với thành phần nào có trong thuốc.
- Đối tượng đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc cho con bú khi dùng phải có chỉ định từ bác sĩ.
- Người bị xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày hoặc tắc nghẽn dạ dày, tiền tiền sử bệnh Parkinson, các vấn đề cần điều chỉnh lượng Dopamine cũng không nên uống thuốc.
- Người cao tuổi, trẻ nhỏ cần thận trọng khi dùng thuốc.
Đây là loại thuốc tương đối mới, vì vậy bệnh nhân cần phải hết sức thận trọng khi sử dụng để điều trị bệnh. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc nếu chưa được bác sĩ chỉ định hoặc kê toa sau khi thăm khám.

Hướng dẫn cách dùng và định lượng thuốc Itopride

 Hướng dẫn cách dùng
- Dùng Itopride tốt nhất là vào thời điểm trước bữa ăn, lúc bụng đang đói. Bạn nên uống thuốc khoảng 1 giờ trước khi ăn để thuốc phát huy tác dụng tốt.
- Trước khi uống không cần nhai, cắn, bẻ, nghiền nát thuốc. Việc này có thể khiến thuốc thay đổi kết cấu, mất tác dụng điều trị bệnh.
- Tuyệt đối không ngừng dùng thuốc khi chưa hết liệu trình, kể cả khi bạn có dấu hiệu khỏi bệnh. Nếu muốn ngưng dùng thuốc, hãy đến thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Hướng dẫn cách dùng thuốc Itopride
Hướng dẫn cách dùng thuốc Itopride
 Liều lượng dùng Itopride
Dưới đây là liều lượng dùng cơ bản, chỉ mang tính chất tham khảo cho người có biểu hiện bệnh phổ biến nhất. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ về việc tăng, giảm liều lượng theo tình trạng sức khỏe để có liều dùng thích hợp, hiệu quả.
Liều dùng Itopride thông thường cho người lớn là 150mg mỗi ngày, chia làm 3 lần uống.

Hướng dẫn bảo quản thuốc

Itopride cần được bảo quản theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Trong đó, nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 – 25 độ C, cần tránh nguồn ánh sáng trực tiếp, nơi ẩm thấp, nguồn nhiệt cao, nhất là phòng tắm hay gần bếp.
Cất giữ thuốc tránh nơi gần tầm với của trẻ cũng như vật nuôi trong nhà. Đối với thuốc đã hết hạn hoặc khi bạn không còn nhu cầu sử dụng thì hãy hỏi nhân viên y tế về cách xử lý thuốc nhằm tránh gây nguy hại cho môi trường.

SỬ DỤNG THUỐC ITOPRIDE CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Những vấn đề cần thận trọng

Tất nhiên, thuốc Itopride có thể sẽ không thích hợp sử dụng cho một số đối tượng cụ thể. Do đó, trước khi uống bạn đừng quên thông báo đến bác sĩ nếu nằm trong các trường hợp sau:
- Có bất kỳ biểu hiện dị ứng, mẫn cảm với những loại thuốc đã sử dụng trước đây.
- Nếu không thấy có cải thiện các triệu chứng dạ dày, ruột thì không nên tiếp tục kéo dài thời gian dùng thuốc.
- Nếu dùng cho người cao tuổi cần phải theo dõi cẩn thận. Bởi khả năng bài tiết ở người cao tuổi thường kém nên dễ dẫn đến tác dụng ngoại ý.
- Hiện tại chưa có nhiều thông tin về mức độ an toàn của thuốc đối với trẻ em, bạn không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà chưa được bác sĩ chỉ định.
- Cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của thuốc đối với người mang thai trước khi sử dụng.
- Phụ nữ đang cho con bú được khuyên không nên sử dụng Itopride. Tuy nhiên, nếu trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thì cần phải ngưng cho con bú. Bởi vì hiện đã có báo cáo cho rằng Itopride có thể bài tiết qua sữa mẹ trong một thí nghiệm thực hiện ở động vật.

Tác dụng phụ của Itopride

Khi uống thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ, nó bao gồm triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, táo bón, đau đầu, suy giảm bạch cầu, phát ban, tăng Prolactin trong máu, tăng tiết nước bọt, đau lưng, đau ngực, rối loạn giấc ngủ,…
Tuy nhiên, đây không phải là tất cả các tác dụng mà thuốc Itopride có thể gây ra. Vì vậy, nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nào thì đừng chủ quan mà hãy báo với bác sĩ ngay để được hỗ trợ xử lý càng sớm càng tốt.

Tương tác của Itopride với thuốc khác

- Nếu dùng Itopride cùng với nhóm kháng Cholinergic thì cần phải lưu ý.
- Việc sử dụng rượu trong quá trình dùng thuốc cũng khiến dạ dày sản sinh ra nhiều axit, làm tăng nguy cơ gây nên tác dụng phụ. Vì vậy, hãy cắt giảm lượng rượu hoặc ngừng hẳn trong thời gian uống thuốc này. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có các dấu hiệu khác lạ khi dùng thuốc với rượu.
- Bên cạnh đó, việc tiêu thụ quá nhiều nước ép bưởi trong khi uống Itopride cũng là nguyên nhân tăng tác dụng phụ nguy hiểm.
- Cuối cùng, thuốc Itopride có thể phản ứng với những loại thuốc hay hoạt chất khác. Bệnh nhân cần báo với bác sĩ danh sách thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc, tránh những nguy hiểm xảy ra. Hãy lập danh sách đầy đủ bao gồm thuốc không kê đơn, kê đơn, viên uống bổ sung, dược phẩm, vitamin, thảo dược,…
Tương tác của Itopride với thuốc khác
Tương tác của Itopride với thuốc khác

Xử lý khi dùng thuốc thiếu hoặc quá liều

 Đối với dùng thiếu liều
Nếu quên uống một liều thuốc thì sẽ không gây ra những tác hại nào nguy hiểm. Nhưng thường xuyên quên liều sẽ làm giảm, thậm chí là mất tác dụng điều trị của thuốc.
Trường hợp quên 1 liều, cách tốt nhất là bổ sung ngay khi nhớ ra. Trường hợp sắp đến giờ uống liều kế tiếp thì hãy bỏ quan luôn liều đã quên. Không gấp đôi liều lượng để bù vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
 Đối với dùng quá liều
Thực tế ít có trường hợp sử dụng thuốc Itopride quá liều. Thế nhưng, nếu lỡ uống quá nhiều thuốc thì hãy hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ về biện pháp xử lý an toàn, hiệu quả.
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÊM
Thông tin trên đây về thuốc Itopride chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân nên trao đổi cùng bác sĩ chuyên môn để hiểu chi tiết hơn. Chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu cho rằng, việc dùng thuốc Itopride nhất định phải được trải qua thăm khám và có bác sĩ chỉ định, thì mới tránh được các phản ứng nguy hại không mong muốn xảy ra.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về thuốc Itopride.

Thông tin cần biết về thuốc Nivalin

Thuốc Nivalin được chỉ định trong điều trị bệnh lý liên quan đến chứng sa sút trí tuệ từ nhẹ đến trung bình, các bệnh thần kinh ngoại vi liên quan đến rối loạn vận động. Song, rất nhiều người không nắm rõ kiến thức về việc sử dụng thuốc, các chỉ định/ chống chỉ định và lưu ý khi sử dụng… điều này gây nguy hiểm cho quá trình sử dụng. Để có thông tin đầy đủ, hãy tham khảo ngay những kiến thức y khoa dưới đây.

MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THUỐC NIVALIN

Thuốc Nivalin là loại thuốc được các chuyên gia, bác sĩ thường xuyên chỉ định trong điều trị bệnh lý suy giảm trí tuệ (hay gọi là Alzhemer). Việc tìm hiểu cụ thể và nắm rõ các thông tin về thuốc giúp bạn chủ động và yên tâm hơn khi sử dụng.
➧Tên biệt dược: Nivalin®
➧Hoạt chất: Galantamine hydrobromid
➧Nhóm thuốc: Thuốc tâm thần.
➧Dạng bào chế: dạng viên nén, dạng dung dịch (tiêm)
➧Hàm lượng: Dung dịch tiêm: 5mg/ml; 2,5mg/ml và dạng viên nén 5mg
➧Điều trị: Điều trị thần kinh, sa sút trí tuệ
➧Sản xuất: công ty Sapharma - trụ sở tại Bulgari.

➤ Chỉ định điều trị

Thuốc Nivalin được bào chế ở hai dạng là dung dịch tiêm và viên nén, chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
➦ Điều trị bệnh thần kinh ngoại vi liên quan đến rối loạn chức năng vận động (bệnh thần kinh rễ, viêm dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh)
➦ Điều trị liệt vận động (sau khi bị bệnh lý ở tủy sống như teo cơ cột sống, viêm tủy sống do nhiễm khuẩn, viêm cột sống)
➦ Ngoài ra, thuốc được sử dụng trong điều trị loạn dưỡng cơ, yếu cơ; gây mê và phẫu thuật, điều trị tổn thương hệ thần kinh ngoại vi (chứng đái dầm ban đêm), giải độc atropine...

➤ Chống chỉ định

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất (có in trên tờ giấy hướng dẫn sử dụng) thuốc Nivalin không được sử dụng điều trị cho những trường hợp sau:
+ Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
+ Bệnh nhân bị suy gan, suy thận ở mức độ nặng
+ Không được dùng thuốc cho trẻ em
+ Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị hen phế quản (khó thở); nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền thần kinh, bệnh động kinh hoặc tăng vận động bất thường…
+ Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên đi khám, tham khảo các thông tin chính xác từ bác sĩ chuyên khoa.

➤ Bảo quản thuốc

Khi dùng thuốc Nivalin tránh tình trạng hư hỏng, bệnh nhân cần bảo quản thuốc như sau:
+ Nên để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát (nhiệt độ phòng không quá 30 độ C)
+ Không để thuốc ở nơi ẩm thấp như nhà tắm, gần vòi nước
+ Để thuốc trong vỉ/ hộp và bóc ra uống ngay; không được để trong không khí quá lâu
+ Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà
+ Không dùng thuốc hết hạn sử dụng, mốc, chuyển màu, chảy nước...

HƯỚNG DẪN CÁCH DÙNG VÀ LIỀU DÙNG AN TOÀN

Việc tuân thủ dùng thuốc đúng cách và liều dùng đúng chỉ định giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả thuốc được phát huy.
➤ Đối với dạng thuốc uống: Bệnh nhân uống nguyên viên thuốc (không bẻ hoặc nghiền nát); nên uống với nước sôi để nguội hoặc nước lọc. Đặc biệt, không được uống thuốc với bia, rượu, cà phê hoặc nước có gas.
Liều lượng
+ Liều dùng hàng ngày: Uống thuốc 2 lần/ngày x mỗi lần 5mg; tốt nhất nên uống vào các bữa ăn sáng - tối.
+ Đối với người suy gan (trung bình): 15mg/ngày
+ Đối với người suy thận: 15mg/ngày (không được dùng thuốc vượt quá 15mg/ngày)
➤ Đối với dạng thuốc tiêm: Bệnh nhân được bác sĩ/ chuyên gia y tế tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch , tiêm dưới da hoặc tiêm bắp và có giám sát chặt chẽ. Không được tự ý tiêm thuốc.
Liều lượng
Thuốc Nivalin tiêm tĩnh mạch - liều lượng được bác sĩ chỉ định dựa trên tình hình bệnh, mức độ bệnh nặng/ nhẹ và mục đích điều trị.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI UỐNG THUỐC

➤ Tác dụng phụ

Hiện nay, việc sử dụng thuốc Nivalin trong nhiều trường hợp (do cơ địa từng người) có thể xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, sụt cân, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… và một số tác dụng phụ khác (chưa được đề cập).
=> Nếu bạn uống thuốc Nivalin và gặp các triệu chứng kể trên, hãy dừng dùng thuốc và đến gặp chuyên gia y tế, bác sĩ điều trị để kiểm tra, khai báo cụ thể… để được xử lý kịp thời.

➤ Tương tác thuốc

Thuốc Nivalin khi dùng chung với một số loại thuốc khác có khả năng xảy ra tương tác thuốc, bao gồm: Thuốc chẹn B; Digoxin; succinylcholine; ketoconazole; paroxetine; amitriptyline; fluoxetine; fluvoxamine; quinidine…. làm giảm hoặc mất tác dụng của một trong hai loại thuốc, thậm chí gây các tác dụng phụ nguy hiểm.
Do đó, nếu có ý định kết hợp dùng Nivalin với các loại khác cùng lúc, hãy khai báo và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có chỉ định điều trị phù hợp, an toàn.

➤ Thận trọng khi dùng thuốc

Bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc nên thận trọng với những vấn đề sau:
+ Người đang dùng thuốc làm giảm nhịp tim Digoxin nên thận trọng
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cũng nên thận trọng khi dùng thuốc
+ Thuốc có thể dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm như loét đường tiêu hóa, tắc ruột, tắc nghẽn ở phổi, tắc đường tiểu…
→Các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân: Khi có triệu chứng bệnh lý, cần đi khám bác sĩ ở chuyên khoa ở các bệnh viện/ phòng khám uy tín. Căn cứ vào tình hình bệnh cụ thể, mức độ bệnh… mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng với liều lượng an toàn, hiệu quả, phòng ngừa các “rủi ro” có thể xảy ra.

NÊN MUA THUỐC NIVALIN Ở ĐÂU UY TÍN?

Hiện nay, tại Việt Nam thuốc Nivalin đã được công ty Đại Bắc Group nhập khẩu và phân phối rộng rãi trên toàn quốc.

Thông tin về thuốc osteomed: Công dụng, liều dùng

Hiện nay, thuốc Osteomed là lựa chọn hàng đầu cũng những người bị loãng xương, bổ sung lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Việc nắm rõ các thông tin về công dụng, liều dùng cũng như các chống chỉ định sẽ giúp bạn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhất.

THÔNG TIN VỀ THUỐC OSTEOMED

Thuốc osteomed - thuộc nhóm thuốc bisphosphonates có tác dụng như một dạng thuốc dùng để bổ sung các hoạt chất tốt cho hệ xương khớp như Calci, kẽm, vitamin D3, Magne… nhằm thay đổi chu kỳ hình thành và phá vỡ xương trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa tình trạng gãy xương, hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
Thuốc được đặc biệt khuyến cáo sử dụng ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, sau mãn kinh; phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi hoặc trẻ đang lớn…

➤ Thông tin về thuốc Osteomed

Nhóm thuốc: bisphosphonates (Vitamin và khoáng chất) - thuốc xương khớp
➧ Tên biệt dược: Osteomed
➧ Tên hoạt chất: Canxi cacbonat, vitamin D.
➧ Thành phần: Dược chất chính là Calcium Carbonate (400g); Magnesium Hydroxide (150mg), Zinc Sulfate (5mg), Vitamin D3 100IU và các tá dược khác.
➧ Dạng bào chế: Viên nén
➧ Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 15 viên
➧ Nhà sản xuất: Công ty Meyer Healthcare Pvt., Ltd - ẤN ĐỘ
➧ Đăng ký tại Việt Nam: Công ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ - VIỆT NAM

➤ Công dụng của Osteomed

Dựa theo thành phần và các nghiên cứu từ nhà sản xuất, Osteomed là loại thuốc dùng trong hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng loãng xương do sử dụng steroid trong thời gian dài hoặc do quá trình mãn kinh gây ra. Thuốc có thể được sử dụng cho cả nam giới và nữ giới
+ Đối với phụ nữ: Việc bổ sung Osteomed có tác dụng tăng khối lượng xương, ngừa thoái hóa, giảm tỉ lệ gãy xương vùng hông và xương cột sống.
+ Đối với nam giới: Thuốc được chỉ định trong hỗ trợ điều trị nhằm tăng khối lượng xương (ở người bị loãng xương).
+ Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng cho người bị bệnh ung thư hoặc một số bệnh lý khác, nhằm làm chậm hoạt động của nguyên bào xương, tăng mức canxi trong máu và giảm thiểu tình trạng phá hủy các tế bào xương khớp.

➤ Một số trường hợp chống chỉ định dùng thuốc

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, thuốc Osteomed không nên sử dụng trong một số trường hợp sau:
+ Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng với canxi cacbonat hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc
+ Bệnh nhân có lượng canxi trong máu quá thấp, tăng Calci hoặc tăng năng tuyến cận giáp...
+ Không sử dụng cho bệnh nhân gặp các vấn đề bất thường như: thực quản hoạt động bình thường, khó nuốt, đau hoặc bị loét dạ dày, thiếu vitamin D, bệnh lý về thận…
+ Bạn không có khả năng đứng hoặc ngồi ít nhất trong vòng 30 phút…
+ Nếu phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú (bằng sữa mẹ) hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng an toàn nhất.
**Lưu ý: Nếu bệnh nhân đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là digoxin và có ý định dùng Osteomed… phải khai báo với bác sĩ bởi một số loại thuốc có thể gây tương tác và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC OSTEOMED AN TOÀN

Để đảm bảo hiệu quả của thuốc cũng như an toàn trong suốt quá trình dùng thuốc, người bệnh cần đọc kỹ các hướng dẫn, khuyến cáo từ nhà sản xuất cũng như tuân thủ các hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

➤ Cách dùng thuốc Osteomed

+ Hãy uống thuốc với ly nước lọc (hoặc nước sôi để nguội) vào buổi sáng
+ Nên để thuốc nguyên viên uống, không được bẻ/ nghiền nát/ nhai nhỏ hoặc ngậm trước khi uống.
+ Chỉ uống thuốc Osteomed (không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc nào)
+ Sau khi uống thuốc, bạn không được nằm (ít nhất là trong khoảng 30 phút)
+ Hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để bác sĩ đánh giá mất độ xương, hiệu quả khi dùng thuốc.
+ Nếu bạn thực hiện các phẫu thuật, hãy ngưng dùng thuốc trong một thời gian.
+ Tuyệt đối không được uống thuốc trước khi đi ngủ.

➤ Liều lượng sử dụng an toàn

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, thuốc Osteomed được sử dụng cho người lớn trong việc phòng ngừa và hỗ trợ các bệnh lý về xương. Liều lượng sử dụng thông thường, như sau:
+ Đối với bệnh nhân loãng xương: 70mg/ tuần hoặc 10mg/ ngày vào buổi sáng
+ Bệnh loãng xương (do glucocorticoid): 5mg/ ngày/ 1 lần hoặc 10mg/ ngày/1 lần (phụ nữ sau mãn kinh.)
+ Bệnh Paget: 40mg/ ngày/1 lần và sử dụng liên tục trong vòng 6 tháng.
+ Để phòng ngừa loãng xương: 35mg/ tuần (5mg/ngày/1 lần)

NHỮNG LƯU Ý CẦN CẢNH GIÁC TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC OSTEOMED

Việc nắm rõ các lưu ý về dùng thuốc sẽ giúp bạn phòng ngừa và kịp thời xử lý các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

➤ Tương tác thuốc

Thuốc Osteomed có thể tương tác với một số loại thuốc khác, việc sử dụng chung sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc, thậm chí dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số loại thuốc tương tác cần chú ý:
+ Thuốc kháng axit
+ Thuốc bổ sung canxi
+ Thuốc Aspirin
+ Thuốc chống viêm không steroid
+ Thuốc Levothyroxin
➥Do đó, hãy khai báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang sử dụng để nhận được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.

➤ Một số tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Osteomed, một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như: đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy hoặc táo bón, đau khớp, đau dạ dày, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu...
Với những trường hợp xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức: Đau ngực, đau rát mạn sườn, đau khớp hoặc đau cơ nghiêm trọng, khó khăn/ đau khi nuốt, đau hoặc tê sưng hàm, đau rát dạ dày, ho ra máu...
Ngoài ra, bạn có thể gặp một số phản ứng tác dụng phụ khác như: nổi mề đay, sưng hoặc tê miệng, lưỡi, cổ họng… cũng đều cần tư vấn bác sĩ để xử lý và hỗ trợ điều trị kịp thời.

GIÁ THUỐC OSTEOMED BAO NHIÊU? MUA Ở ĐÂU UY TÍN?

Theo khảo sát, hiện nay giá thuốc Osteomed được bán với giá 110.000 - 130.000 vnđ 1 hộp (2 vỉ - mỗi vỉ x 15 viên) tùy khu vực và thời điểm mà giá thuốc có sự giao động.
Hiện nay, thuốc Osteomed đã được bán rộng rãi trên thị trường, các quầy thuốc lớn trên toàn quốc, bạn có thể dễ dàng mua thuốc khi có nhu cầu.
Tuy nhiên, các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyến cáo bạn nên lựa chọn những phòng khám uy tín để mua thuốc, đi khám tại bệnh viện/ phòng khám uy tín để được bác sĩ tư vấn, kê đơn và hướng dẫn sử dụng an toàn.
Bạn cũng cần chú ý lựa địa chỉ đáng tin cậy mua thuốc, tránh ham rẻ hoặc mua online mà gặp phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng…
Trên đây là thông tin về thuốc Osteomed (chỉ mang tính chất tham khảo), nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thuốc hoặc có các triệu chứng đau nhức xương khớp, hãy liên hệ với chuyên gia để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

Tìm hiểu về thuốc Itraconazole và cách sử dụng

Thuốc Itraconazole chính là loại thuốc thuộc về nhóm chống nhiễm khuẩn và giúp kháng nấm, virus, điều trị ký sinh trùng. Do vậy nó được chỉ định điều trị các bệnh phụ khoa vì nấm Candida gây ra… Nội dung được chia sẻ ngay trong bài viết sau chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để giúp bạn thêm hiểu rõ về loại thuốc Itraconazole này.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC THUỐC ITRACONAZOLE

Itraconazole chính là thuốc thuộc về nhóm chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và điều trị ký sinh trùng. Thuốc còn có tên gọi khác là Itraconazol và tên biệt dược như Iraspior, Sporal, Candiral hay Eurotracon với những thông tin như sau:

1. Dạng bào chế

Thuốc dược bào chế theo dạng viên nang cứng.

2. Thành phần

Bên trong có chứa hoạt chất Itraconazole cùng với tá dược vừa đủ cho một viên nang cứng.

3. Công dụng

Thuốc Itraconazole giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý như sau:
• Bệnh phụ khoa, bệnh nhiễm nấm Candida ở âm đạo, âm hộ.
• Bệnh nhân bị nấm nội tạng do nấm Candida hoặc là Aspergillus gây ra.
• Bệnh nhân bị nấm Cryptococcus nhưng người bệnh chỉ nên dùng Itraconazole nếu liệu pháp chữa trị ban đầu không phù hợp hoặc là vô hiệu.
• Bệnh nhân bị nhiễm nấm nội tạng, nhiễm nấm Sporothrix, Blastomycer, Paracoccidioides hoặc Histoplasma.
• Bệnh nhân bị nhiễm nấm ở vùng nhiệt đới.
• Bệnh nhân bị nấm móng vì nấm men hoặc là nấm dermatophyte gây ra.
• Bệnh nhân bị nhãn khoa, niêm mạc hoặc ngoài da.
• Bị lang ben hoặc nấm ngoài da, bị viêm giác mạc mắt vì bị nhiễm nấm.
Itraconazole chính là thuốc thuộc về nhóm chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và điều trị ký sinh trùng
Itraconazole chính là thuốc thuộc về nhóm chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và điều trị ký sinh trùng

4. Trường hợp chống chỉ định

Không được dùng Itraconazole với những trường hợp như sau:
► Chị em phụ nữ đang mang thai không được dùng thuốc Itraconazole.
► Người bị mẫn cảm với hoạt chất Itraconazole hoặc là bất cứ thành phần nào có bên trong thuốc.
Lưu ý: Bệnh nhân phải tránh thai trong quá trình dùng thuốc Itraconazole.

5. Tương tác thuốc

Dùng Itraconazole bệnh nhân cần chống chỉ định với các loại thuốc đó là:
► Nhóm thuốc ức chế HMG-CoA reductase đã trải qua tác động hoặc chuyển hóa bởi Lovastatin hay Simvastatin.
► Thuốc Triazolame hoặc Midazolame với đường uống.
► Thuốc Ergot Alkaloid như là Ergotamine, Dihydroergotamine…
► Các loại thuốc được tác động và chuyển hóa do CYP3A4.

6. Cách sử dụng và liều dùng Itraconazole

Cách sử dụng:
Bệnh nhân dùng thuốc qua đường miệng và cần uống khi ăn no để có thể hấp thụ một cách tối đa. Khi dùng cần nuốt trọn một viên và không được nhai hay tán nhuyễn, bẻ đôi thuốc.
Liều dùng:
Liều dùng thuốc tùy vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý ở từng đối tượng khác nhau như sau:
♦ ♦ ♦ Với bệnh nhân bị nấm móng vì nấm men hoặc là nấm dermatophyte:
Điều trị từng đợt cách khoảng: Liều dùng khuyến cáo như sau: Mỗi đợt sẽ dùng 2 viên nang 200mg và 2 lần một ngày trong thời gian một tuần.
Với bệnh nhân bị nấm móng tay thì dùng 2 đợt điều trị và nấm móng chân dùng 3 đợt điều trị cùng Itraconazole. Những đợt điều trị cần lưu ý cách nhau khoảng 1 đến 3 tuần không dùng. Những đáp ứng lâm sàng nó sẽ được thể hiện rõ lúc móng phát triển khi bệnh nhân ngưng dùng thuốc.
Điều trị liên tục: Nấm móng chân sẽ không cùng hoặc có thể cùng với nấm móng tay và người bệnh dùng với liều 2 viên Itraconazole 200mg 1 lần một ngày trong thời gian là 3 tháng.
Người bệnh sẽ có được hiệu quả tối ưu về mặt lâm sàng sau khi kết thúc liệu trình Itraconazole nấm da từ 2 đến 4 tuần và kết thúc liệu trình nấm móng khoảng từ 6 cho đến 9 tháng.
Cần dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn
Cần dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên môn
♦ ♦ ♦ Với bệnh nhân điều trị tình trạng nấm nội tạng:
Đối với bệnh nhân là trẻ em khi dùng Itraconazole: Không được dùng trừ khi lợi ích thuốc mang lại cao hơn nhiều so với bất cứ rủi ro nào có thể xảy ra.
Đối với bệnh nhân bị suy thận: Khi dùng thuốc Itraconazole thì khả dụng sinh học ở bệnh nhân suy thận có dấu hiệu bị giảm đi. Vậy nên cần có sự điều chỉnh liều dùng đảm bảo phù hợp.
Đối với bệnh nhân bị suy gan: Tá dược có trong Itraconazole được chuyển hóa chủ yếu là ở gan. Do vậy với bệnh nhân bị xơ gan thì thời gian bán hủy thuốc sẽ hơi dài. Khả dụng sinh học với bệnh nhân này cũng sẽ có dấu hiệu giảm sút. Vì vậy nên bệnh nhân cần phải điều chỉnh liều lượng dùng cho phù hợp.

7. Cách bảo quản

Cần để thuốc Itraconazole ở trong vỉ, trong hộp hoặc là bao bì kín với nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C. Lưu ý không được để thuốc tại nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC ITRACONAZOLE

1. Khuyến cáo khi dùng Itraconazole

Trước khi dùng Itraconazole thì người bệnh cần lưu ý như sau:
♦ Không được dùng thuốc cho đối tượng phụ nữ mang thai trừ khi bị đe dọa đến tính mạng.
♦ Phụ nữ ở giai đoạn sinh con cần có biện pháp tránh thai phù hợp khi dùng Itraconazole. Suốt thời kỳ kinh nguyệt thì người bệnh cần phải ngừa thai liên tục cho đến khi liệu trình điều trị cùng thuốc kết thúc.
♦ Thuốc Itraconazole sẽ tiết ra bên trong sữa mẹ với lượng nhỏ. Do vậy người bệnh nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để dùng thuốc hay không. Nhưng nếu dùng thuốc là bắt buộc thì người mẹ nên ngưng cho bé bú.
♦ Bệnh nhân tiền sử bị suy tim hoặc xung huyết không nên dùng Itraconazole.
♦ Bệnh nhân yếu tố nguy cơ bị thiếu máu cụ bộ, van tim, bệnh tim, phổi nặng, suy thận cùng với một số những rối loạn phù nề khác. Thì trong suốt quá trình dùng Itraconazole cần được thông báo về triệu chứng suy tim sung huyết. Nếu thấy có bất cứ triệu chứng nào xuất hiện thì phải ngưng dùng thuốc ngay.
♦ Thuốc có thể tác động và ức chế đến chuyển hóa của thuốc chẹn kênh canxi. Do vậy bệnh nhân cần lưu ý khi dùng 2 loại thuốc này đồng thời.
♦ Không được cho trẻ em dùng Itraconazole trừ khi lợi ích thuốc mang đến cao hơn so với rủi ro.
♦ Rất hiếm trường hợp bị suy gan cấp hay nhiễm độc gan nặng gây đe dọa tính mạng người bệnh trong quá trình điều trị cùng thuốc Itraconazole.
♦ Chất bên trong Itraconazole sẽ được chuyển hóa ở gan là chủ yếu. Vậy nên bệnh nhân bị xơ gan thì thời gian bán hủy thuốc sẽ kéo dài. Những khả dụng sinh học ở bệnh nhân này sẽ có dấu hiệu giảm. Do vậy cần được điều chỉnh liều dùng sao cho phù hợp.
♦ Khi dùng Itraconazole thì khả dụng sinh học ở bệnh nhân bị suy thận sẽ giảm. Do vậy cần phải quan sát để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp.
♦ Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thì khả dụng sinh học có thể tăng trong quá trình uống thuốc Itraconazole.
♦ Tùy vào tính chất dược động thì bệnh nhân bị nấm nội tạng không được khuyến cáo dùng Itraconazole trong thời gian đầu chữa trị.
♦ Việc chữa trị nấm nội tạng ở bệnh nhân bị AIDS hoặc bệnh nhân nguy cơ tái phát cần được bác sĩ cân nhắc cẩn thận.
♦ Cần lưu ý cẩn trọng khi dùng thuốc Itraconazole với bệnh nhân mà cơ địa nhạy cảm cùng thuốc thuộc về nhóm azole.
♦ Người bệnh nếu nghi ngờ bị bệnh lý thần kinh do dùng Itraconazole thì cần ngưng sử dụng thuốc. Hơn nữa cần phải chọn phương pháp điều trị phù hợp theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
Dùng thuốc gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn

2. Tác dụng phụ của Itraconazole

Khi dùng thuốc Itraconazole điều trị thì bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe như là: Gây tiêu chảy, gây đầy hơi, khó tiêu, gây choáng váng, gây ra phản ứng dị ứng, quá mẫn, gây đau đầu, gây giảm kali huyết, gây bệnh lý thần kinh ngoại biên, gây rối loạn hô hấp, ngực, suy tim sung huyết, gây táo bón, buồn nôn, ói, gây nhiễm độc gan nặng hoặc suy gan cấp, gây nổi mề đay, gây tăng men gan có phục hồi hoặc viêm gan, gây phù mạch, gây tình trạng nhạy cảm với ánh sáng, gây hói đầu, ngứa ngáy, phát ban, bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bị sưng nề ở nơi tiêm truyền. Hoặc có thể mắc phải hội Stevens – Johnson.
Bệnh nhân khi gặp phải những tác dụng phụ này đều phải thông báo với bác sĩ ngay và ngưng dùng thuốc.

3. Lưu ý khi dùng quá liều

Bệnh nhân dùng thuốc Itraconazole quá liều thì cần phải đến bệnh viện nhanh chóng để được hỗ trợ. 1 giờ đầu sau khi dùng quá liều thì bệnh nhân sẽ được rửa dạ dày và bác sĩ cho dùng than hoạt nếu như thấy áp dụng phương pháp này là phù hợp.
Quá trình thẩm phân máu sẽ không thể nào loại bỏ được Itraconazole. Ngoài ra sẽ không có thuốc giải độc đặc hiệu nào nếu bệnh nhân dùng thuốc Itraconazole quá liều.
Chú ý nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị khác
Chú ý nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị khác
Lời khuyên của chuyên gia:
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân khi dùng thuốc Itraconazole cần phải tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ. Nếu bản thân có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào cần ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay để được tư vấn. Tuyệt đối không được tự ý dùng Itraconazole hoặc tự ý tăng giảm liều lượng.
Thông tin bài viết về thuốc Itraconazole trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng hơn.

Tìm hiểu dược liệu quả ô mai và công dụng cho sức khỏe

Ô mai không chỉ đơn thuần là món ăn yêu thích của nhiều người, mà nó còn là một trong những vị thuốc quý có nhiều công hiệu trong chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh. Nếu bạn có ý định dùng dược liệu quả ô mai để điều trị bệnh, thì trước hết nên tìm hiểu qua các thông tin sau đây để dùng đúng cách, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

TÌM HIỂU NHỮNG THÔNG TIN VỀ CÂY Ô MAI

1. Đôi nét sơ lược về ô mai

Quả ô mai còn có tên gọi khác: mơ đen, mơ muối, xí muội, vị khá chua. Dược liệu ô mai chính là quả mơ chín phơi khô tạo thành thuốc.
Ở nước ta, cây ô mai được trồng và mọc hoang tương đối nhiều. Bình thường, cây cao khoảng 3 – 4m, có lá hình bầu dục, phần ngọn lá nhọn và mép có khía răng nhọn, chúng mọc so le với nhau. Quả ô mai còn sống màu xanh, chín chuyển sang vàng có lốm đốm màu đỏ, có lông tơ.
Ô mai được xem là vị thuốc dùng để điều trị các chứng bệnh hay gặp ở các nước phương Đông. Thành phần chính trong quả ô mai gồm: Citrics acid, Succinic acid, Malic acid và Sitosterol
Tìm hiểu những thông tin về cây ô mai
Tìm hiểu những thông tin về cây ô mai

2. Công dụng của ô mai

Trong y học cổ truyền, ô mai được xem là thảo dược mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe cộng đồng, điều trị những bệnh như:
- Trị các chứng ho, khàn tiếng, viêm họng, khô họng. Cùng bệnh ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh có thể sử dụng ô mai cùng mật ong, gừng để mang lại hiệu quả cao.
- Ô mai cũng được dùng trong trị đau bụng do giun đũa và trừ giun đũa. Hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy, tiêu lỏng hoặc lỵ lâu ngày.
- Nếu kết hợp quả ô mai cùng với những loại thuốc khác thì sẽ có công dụng trị ho lâu ngày, viêm phế quản.
- Ức chế vi khuẩn gây bệnh, dùng để điều trị bệnh tiểu đường và phòng chống ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, ô mai còn có thể chế thành dầu hạt mơ để chữa nẻ, làm bóng tóc. Hoặc ngâm rượu mơ để giúp ăn ngon, giúp giải nhiệt, giải khác để nâng cao sức khỏe trong mùa hè.

3. Cách bào chế dược liệu ô mai

Hái ô mai và phơi cho đến khi các quả này héo lại, phơi trong bóng râm, không tiếp xúc với ánh nắng là tốt nhất. Sau đó đun quả ô mai cùng với một lượng nước vừa đủ, đến khi quả hơi nứt thì vớt ra ngoài. Mang ô mai đi sấy khô cho đến khi vỏ nhăn lại là được.
Thực hiện lặp lại quy trình trên trong khoảng 3 – 4 lần hoặc đến khi nào quả ô mai có màu tím đen. Nếu cần sử dụng, bạn để ô mai đã bào chế trong chảo nóng và đảo cho ô mai cháy đều xung quanh. Để nguội rồi lấy tán nhuyễn thành bột ô mai.
Cách bào chế dược liệu ô mai
Cách bào chế dược liệu ô mai

4. Cách bảo quản dược liệu

Ô mai cần được bảo quản trong nhiệt độ phòng, môi trường khô kín, thoáng mát. Bạn có thể dùng gói hút ẩm để giữ cho dược liệu tốt nhất nếu dùng trong thời gian dài.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ VẤN ĐỀ LƯU Ý

1. Cách dùng dược liệu ô mai

Dùng ô mai ở nhiều dạng khác nhau như ăn trực tiếp, ngậm hoặc thuốc sắc. Bên cạnh đó, cũng có thể kết hợp cùng nhiều dược liệu khác để điều trị bệnh.

2. Các bài thuốc với quả ô mai

Dùng quả ô mai cho người lớn
- Điều trị ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi
Lấy lượng ô mai tùy ý sắc cô đại, thêm 1 ít mật ong dùng để uống trước lúc đi ngủ. Bên cạnh đó, còn có cách điều trị khác là: Dùng 12g ô mai cùng với các loại: bán hạ, a giao, hạnh nhân, sinh khương mỗi loại 12g, 6g cù túc xác, 8g tô diệp, 4g cam thảo.
- Điều trị tiêu chảy với quả ô mai
Lấy 12g bột ô mai trộn chung với các thảo dược sau: nhục đậu khấu, ô mai, kha tử, phục linh, thương truật, đảng sâm mỗi loại 12g và 6g mộc hương, 6g anh túc cá, 4g cam thảo, vo viên để uống.
- Điều trị giun đũa, đau bụng do giun đũa
Giun đũa chui ống mật tạo nên cơn đau bụng dữ dội và tay chân lạnh thì dùng bài thuốc sau: tán các thảo dược 12g ô mai, 12g đường quy, 12g phụ tử chế, 12g đảng sâm, 6g hoàng liên, 8g quế chi, 6g hoàng bá, 6g xuyên tiêu, 6g can xương, và 4g tế tân. Tạo thành viên ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 8g, trường hợp không dùng viên thì có thể sắc nước uống.
- Điều trị tiểu đường bằng ô mai
Bao gồm các nguyên liệu: ô mai, cát căn, thiên phấn, hoàng kỳ và mạch môn mỗi loại 10g, 3g cam thảo. Dùng để sắc uống hay nghiền nát vo viên đều được, mỗi lần uống 6g, ngày dùng 2 lần.
- Điều trị kiết lỵ với quả ô mai
Dùng ô mai uống nước thay nước trà hằng ngày.
Đối với những trường hợp bị kiết lỵ kèm ra máu và mủ thì nên áp dụng phương thuốc: lấy 40g ô mai bỏ hột rồi đốt sơ, tán nhuyễn cho thành bột. Dùng mỗi lần 8g thay cho nước. Thời điểm uống thuốc là trong bữa cơm để gia tăng tác dụng điều trị bệnh.
- Điều trị viêm gan do virus
Dùng 40 – 50g ô mai sắc với 500 ml đến lúc nước còn 250 ml thì chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Đồng thời sử dụng cùng những loại vitamin B, C để điều trị chứng vàng da hay hạ men transaminasa.
Dùng quả ô mai cho trẻ em
Ô mai có thể dùng để điều trị chứng tiêu chảy cho trẻ em nếu kết hợp với Bicarbonat Natri 0,25g và 1g ô mai (trẻ dưới 1 tuổi), hay 1,5g ô mai (trẻ trên 1 tuổi). Mỗi ngày dùng 3 lần là tốt nhất.
Hướng dẫn sử dụng dược liệu quả ô mai
Hướng dẫn sử dụng dược liệu quả ô mai

3. Một vài lưu ý khi dùng dược liệu ô mai

Về cơ bản, quả ô mai được xem là món ăn vặt, do đó nó không có quá nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp có thể bị dị ứng, mẫn cảm với những hoạt chất chứa trong ô mai. Ngoài ra, những trường hợp sau đây cần cẩn trọng, tránh lơ là chủ quan khi dùng dược liệu này:
- Bệnh nhân bị sốt rét hay kiết lỵ mới bùng phát không điều trị bằng ô mai.
- Nên thận trọng với người hen suyễn, vì có thể dẫn đến những cơn hen.
- Bệnh nhân có vấn đề ở dạ dày bị dị ứng ô mai.
- Đừng nên lạm dụng ăn ô mai quá nhiều vì có thể gây tổn thương đến răng.
 CHIA SẺ THÊM TỪ CHUYÊN GIA
Thông qua những phân tích ở trên, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đã tóm tắt lại như sau:
Quả ô mai không chỉ giúp điều trị nhiều bệnh như ho, đau bụng, tiêu chảy, sốt,… mà nó còn là thảo dược quý giúp chăm sóc sức khỏe, cải thiện sức khỏe xương, chống táo bón, bảo vệ thị lực, cân bằng huyết áp và giúp cơ thể tránh được virus gây bệnh. Hơn nữa, ô mai còn giúp mái tóc chắc khỏe và làm đẹp da.
Mặc dù có khá nhiều công dụng, nhưng nó vẫn có khả năng gây ra các tác dụng phụ không đáng có. Vì vậy, nếu cần dùng quả ô mai kết hợp cùng với các loại thuốc khác thì tốt nhất nên thăm khám và hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Trên đây là những thông tin về quả ô mai, để tìm hiểu thêm bạn đọc có thể tham khảo nhiều nguồn tin về cách trị bệnh cho đúng mục đích.

Chia sẻ công dụng và bài thuốc với dược liệu quế chi

Vừa là một loại gia vị, vừa là dược liệu dùng trong điều trị các chứng bệnh về vị giác và đường tiêu hóa, quế chi vốn rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng cũng như những bài thuốc về dược liệu này. Đó chính là lý do bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin đầy đủ về cây quế chi gửi đến bạn đọc.

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DƯỢC LIỆU QUẾ CHI

1. Giới thiệu về quế chi

Quế chi có tên gọi khác là quế, nhục quế, mạy quẻ, quế đơn, quế thanh, ngọc thụ,… và tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl, tên dược là Ramulus cinnamoni.
Đây là cây thuộc họ long não với danh pháp khoa học là Lauraceae.
Những thông tin cơ bản về dược liệu quế chi
Những thông tin cơ bản về dược liệu quế chi

2. Những đặc điểm của cây quế chi

++ Sơ lược về cây quế chi
Đây là cây thân gỗ có kích thước lớn, chiều cao trung bình khoảng 10 – 20cm. Vỏ cây nhẵn có màu nâu nhạt. Phần lá quế mọc so le, lá cứng, giòn, cuống ngắn và không răng cưa. Hình dạng lá thuôn dài, mặt bóng, màu xanh sẫm, trên mỗi lá có 3 gân màu vàng hiện lên rất rõ.
Quế chi có hoa mọc thành các cụm ở nách lá hay ngọn cành. Hoa màu trắng hoặc màu vàng nhạt, kích thước nhỏ, mỗi hoa 4 cánh và nhị màu vàng đậm. Cây có quả hình trứng, bề mặt nhẵn khi chín và có màu nâu tím. Thông thường, mùa hoa sẽ bắt đầu vào tháng 6 – 8 và quả vào tháng 10 – 12 cho đến tháng 2 – 3 của năm sau.
++ Nơi phân bố
Cây quế chi mọc rất nhiều ở những địa phương ở nước ta, gồm Cao Bằng, Bắc Giang, Yên Bái, Bắc Kạn,Tuyên Quang, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Quảng Nam, …
++ Các bộ phận dùng, thời gian thu hái, cách chế biến, bảo quản
- Về bộ phận dùng: Cây quế chi dùng làm dược liệu là các cành con, với những cây trên 10 năm thì có thể thu hoạch và dùng vỏ.
- Về thời gian thu hái: Vào mùa xuân.
- Cách chế biến: Để có dược liệu quế chi, bạn cần đem phơi chúng ngoài nắng hoặc trong râm rồi cắt thành những lát mỏng.
- Cách bảo quản: Cất giữ dược liệu quế chi nơi khô thoáng.

3. Thành phần hóa học của quế chi

Trong quế chi có chứa 1 – 3% tinh dầu, nhiều cây có thể chứa tới 6% và trong dược liệu có những hợp chất sau: diterpenoid, tannin, flavonoid, phenylglycosid, aldehyd cinnamic, coumarin, bazylacetat, cinnamylacetat, banzaldehyd, aldehyd cinnamic,…

4. Hướng dẫn sử dụng

Chúng ta có thể dùng quế chi ở nhiều dạng khác nhau như tinh dầu, phơi khô, dạng bột hoặc dạng cồn. Cùng với định lượng dùng thông thường là 3 – 10g mỗi ngày.

TÁC DỤNG VÀ TÍNH VỊ CỦA DƯỢC LIỆU QUẾ CHI

Tác dụng của cây quế chi

 Theo y học hiện đại:
- Cây quế chi giúp tăng tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết và trợ hô hấp. Bên cạnh đó, nó giúp co mạch và co bóp tử cung, tăng nhu động ruột.
- Sử dụng quế chi chống xơ vữa động mạch, giúp tiêu diệt các gốc tự do, đồng thời hạn chế được việc hình thành các khối u.
- Quế chi kích thích vị giác, hỗ trợ điều trị đường tiêu hóa. Các thành phần trong quế chi có khả năng gây ức chế vi nấm, mang lại công dụng bảo quản thức ăn được lâu hơn.
 Theo y học cổ truyền:
- Công năng của quế chi: Giảm tăng tiết mồ hôi, hội chứng ngoại sinh, hoạt huyết, làm ấm kinh lạc, trừ hàn.
- Quế chi được chỉ định cho bệnh nhân phong hàn hội chứng ngoại cảnh, hoặc các thể của chứng dương hư ở tâm, tùy, đau khớp do nhiễm phong, dương suy ở ngực,…
Tác dụng và tính vị của dược liệu quế chi
Tác dụng và tính vị của dược liệu quế chi

Tính vị và qui kinh

- Tính vị: Quế chi có vị đắng, ngọt, thơm, tính ấm.
- Qui kinh: Vào kinh Bàng quang, Tâm, Phế.

NHỮNG BÀI THUỐC VỚI DƯỢC LIỆU QUẾ CHI VÀ LƯU Ý

Bài thuốc với dược liệu quế chi

- Bài thuốc trị tiểu đường:
Bạn dùng 2 muỗng cà phê bột quế chi cùng 1 muỗng cà phê bột yến mạch, 500ml nước.
Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau để dùng mỗi ngày 2 lần. Thời điểm dùng là buổi tối và sáng, liên tục trong thời gian 15 ngày để thấy hiệu quả.
- Bài thuốc trị phong hàn chứng ngoại cảnh:
Lấy 46g quế chi đã cạo bỏ vỏ kết hợp cùng sinh khương 42g, thược dược 42g, chích cam thảo 40g, ma hoàng 6g và hạnh nhân 6 hạt.
Ma hoàng đem sắc cùng với 500ml nước cho đến khi còn lại 450ml thì cho những vị thuốc khác vào nấu đến khi còn 200ml. Dùng phần thuốc này để chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc trị phong hàn do chứng thận hư:
Lấy 12g quế chi cùng những dược liệu sau: sinh khương 12g, bạch thược 12g, chích cam thảo 6g, đại táo 4 cho vào nồi sắc và uống khi còn nóng.
- Bài thuốc trị dương hư ở tâm:
Bài thuốc này cần dùng 120g quế chi cùng với phục linh 160g, chích cam thảo, bạch truật mỗi loại 80g sắc nước uống.
- Bài thuốc nhiễm phong hàn:
Bệnh nhân lấy 160g quế chi cùng đại táo 12 quả, chích thảo 80g, sinh khương 3 lát và phụ tử 3 miếng sắc để uống khi còn nóng.
- Bài thuốc dương suy ở ngực:
Dùng quế chi 4g, kết hợp cùng mẫu đơn bì, thược dược, phục linh mỗi thứ 12g và đào nhân 8g để sắc uống mỗi ngày 2 lần.
Những bài thuốc với dược liệu quế chi
Những bài thuốc với dược liệu quế chi

Lưu ý khi sử dụng quế chi trị bệnh

Nếu bạn là 1 trong những đối tượng dưới đây, thì cần phải hết sức cẩn thận khi dùng quế chi :
- Các bệnh nóng sốt không được dùng quế chi.
- Phụ nữ trong thai kỳ.
- Bệnh nhân bị suy gan, có vấn đề về gan.
Ngoài ra, hãy lưu ý một số tác dụng phụ của dược liệu quế chi như sau: viêm miệng, lưỡi, nướu, dị ứng, khó thở, đỏ mặt, viêm da dị ứng, tăng nhịp tim, nóng trong người.
ĐÁNH GIÁ VỀ CÂY QUẾ CHI TỪ CHUYÊN GIA
Dược liệu quế chi được sử dụng nhiều và mang đến công hiệu cho đa dạng các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, theo nhận định từ chuyên gia Đa khoa Hoàn Cầu, nếu người bệnh dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng thì sẽ gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Vì vậy, trước khi áp dụng các bài thuốc với quế chi, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Hi vọng rằng những thông tin tổng hợp về quế chi trên đây đã mang đến kiến thức bổ ích cho bạn đọc tham khảo

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget